Đồ nghề của dân IoT

Thứ năm - 07/09/2017 23:00
Đã bước chân vào IoT thì hẳn chắc các bạn sẽ cần các dụng cụ để đo, hàn mạch điện tử...Với dân SoftEL (Software Electronic) như tôi thì đồ nghề đã sắm như sau.
Đồ nghề của dân IoT
Đồ dùng cơ bản:

Đồng hồ vạn năng: là không thế thiếu vì nó cho phép chúng ta đo điện trở, hiệu điện thế, sự nối mạch...
Mỏ hàn: dùng để hàn mạch điện, theo kinh nghiệm của tôi thì không cần phải mua mỏ hàn lớn và đắt tiền làm gì, mỏ hàn 28K của tôi cũng đã đủ dùng bá cháy, nhỏ gọn và bền.
Đế mỏ hàn: để đảm bảo mỏ hàn không có thọt lung tung làm hỏng các thiết bị xung quanh
Nhựa thông và thiếc hàn: Nhựa thông để làm sạch bề mặt vật hàn giúp nâng cao độ kết dính của thiếc
Kềm bấm chân linh kiện: Khi hàn linh kiện thường sẽ bị thừa chân khá dài nên cần kềm để bấm cho nó gọn gàng, đẹp đẽ.

Đồ dùng làm mạch:

Phíp đồng để in mạch, nên mua loại cỡ A4 rồi dùng dần
Giấy in mạch: Dùng để in mạch lên loại giấy này sau đó ủi vào phíp đồng
Bột sắt: Dùng để loại bỏ đồng trên mạch, chỉ chừa lại các đường chạy trên mạch do mực in bảo vệ nó.
Khoan: Nên mua bộ khoan mini đủ kích cỡ chân dùng khỏi phải suy nghĩ nhiều
Bàn ủi: Dùng lại của gia đình vì thường nhà nào cũng có. Tuy nhiên khi dùng cẩn thận vì nếu không bọc kỹ phíp đồng, bài ủi sẽ bị phí đồng cào hỏng bề mặt tiếp xúc của bàn ủi.
Cưa hoặc dao cắt mạch: Sau khi in lên phíp đồng thì cần cưa hoặc dao cắt mạch để cắt mạch ra.

Đồ thử nghiệm trước khi ra mạch:

Arduino Uno R3: Bộ cơ bản này giống như Hello World của chúng ta. Đầu tiên tôi cũng dùng em này để thử nghiệm nhưng sau này chán vì vừa to, vừa ít bộ nhớ, vừa không có wifi nên dùng nó làm bộ nạp cho esp8266.
Vài còn trở 1K để hạ áp cho led
Vài con led để test blink (chớp nháy đèn) và tất nhiên là dùng để biết trạng thái mạch hoạt động. Led nhỏ thôi vì mấy con to nhưng sáng kém
Break board: Cái bo có nhiều lỗ để jack linh kiện test trước khi làm mạch20170907 234538
Dây nối đực cái để cắm linh kiện với break board
Cảm biến nhiệt độ, độ ẩm: Cảm biến cơ bản để thử nghiệm cách đọc cảm biến
ESP8266-12e: Sở dĩ tôi làm nổi bật em này vì tất cả các bài viết ở đây sẽ không thử nghiệm trên Uno R3 mà sẽ thử nghiệm trên ESP8266 phiên bản từ 12e trở lên. Chíp này thoả mãn các yếu tố cho hệ thống IoT là nhỏ gọn, bền bỉ, bộ nhớ lớn, có wifi.
http://caotamduytien.com/vi/shops/mach-dieu-khien/esp8266.html

Mạch nạp cho ESP8266 từ Uno: Như các bạn đã biết, để nạp code cho ESP, cần kết nối khá phức tạp và cần mua thêm thiết bị nối USB ra COM để nối với ESP, tuy nhiên ta có thể tận dụng Uno để nạp code cho ESP rất ổn định và chạy được trên rất cả các dòng máy tính nên tôi 20170907 234500khuyến khích dùng cách này để nạp. Tôi sẽ có bài viết khác hướng dẫn cách nạp này.

Phần mềm:

Arduino: Phần mềm viết và nạp code cho Uno cũng như Esp8266
Fritzing: Dùng để mô tả mạch nguyên lý và vẽ mạch in. Nhìn rất trực quan

Trên đây là một số các chuẩn bị để các bạn có thể trở thành 1 SoftEL. Các bạn không nhất thiết phải mua 1 lần đầy đủ. các thứ đó mà tuỳ vào bạn đang cần làm gì thì mua dần. Riêng tôi vì đam mê nên đã tốn khá nhiều $ cho việc mua sắm nhưng tới giờ đã khá thoả mãn với thành quả của mình. Hy vọng các bạn cũng thoã được niềm đam mê như vậy.






 

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Lượt truy cập
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay2,068
  • Tháng hiện tại38,356
  • Tổng lượt truy cập2,061,899
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây